Bài Học Thực Tế Tại Nhật Của Người Việt - Cách Thức Tuyệt Vời
Nhớ ngày xưa làm việc với người
Nhật, những buổi đầu thật là khó khăn đối với tôi. Lạ lẫm về văn hoá, từ ngôn
ngữ đến cách sống. Tháng làm việc đầu tôi liên tục bị trừ lương vì đến muộn (7h
vào làm nhưng 7h5' tôi mới có mặt), vì chậm deadline (dù chỉ 2 tiếng ), vì
không chào cấp trên, vì không mặc vest,... Sau này quen dần thì tôi không bao
giờ bị vậy nữa mà thậm chí còn liên tục được thưởng vì thành tích trong công việc
cũng như sự đóng góp cho các hoạt động chung. Lúc đó, những người bạn Nhật mới
tâm sự với tôi rằng: bọn tao rất sợ người Việt Nam vì chúng mày học nhanh,
thông minh nhưng tiếc là bọn mày lại khá tuỳ tiện, chẳng theo nguyên tắc nào cả
nên thành tích lại kém hơn bọn tao, còn kiểu như mày thì chỉ là số ít thôi..
Quãng thời gian
tiếp xúc với văn hoá Nhật, tôi thấy các công ty Nhật thường áp dụng nguyên tắc
cắt giảm 3M cực kỳ mạnh. 3M là từ viết tắt của:
- Muda: sự lãng phí, hiệu quả thấp mà chi phí cao
- Muri: sự bất hợp lý, không đúng quy luật, không bình thường
- Mura: sự không nhất quán, bất ổn định, kẻ xây người phá
- Muda: sự lãng phí, hiệu quả thấp mà chi phí cao
- Muri: sự bất hợp lý, không đúng quy luật, không bình thường
- Mura: sự không nhất quán, bất ổn định, kẻ xây người phá
Tóm lại, những gì
vi phạm nguyên tắc 3M họ đều cho triệt tiêu, không bao giờ để tồn tại.
Họ cũng kể cho tôi
nghe câu chuyện về chiếc tên lửa phóng vệ tinh. Ban đầu từ mặt đất, chiếc tên
lửa rất to và dài, nó mang theo những khoang chứa nguyên liệu lớn để phục vụ
cho quá trình đẩy vệ tinh lên quỹ đạo. Nhưng càng lên cao, chiếc tên lửa càng
ngắn và nhỏ dần, bởi lẽ những khoang đã đốt hết nhiên liệu được hệ thống tự
động cắt bỏ để giảm trọng lượng, giúp cho tên lửa này được lên cao hơn. Nếu
không cắt thì cả tên lửa sẽ chịu thêm sức nặng của những khoang nhiên liệu rỗng
không còn tác dụng. Người Nhật gọi đây là Triết lý Tên lửa. Mặc dù giai đoạn
đầu bạn có thể có công rất lớn như khoang nhiên liệu kia, nhưng đến thời điểm
nào đó, bạn không còn giá trị đóng góp vào kết quả chung, bạn sẽ bị đào thải
nếu không cả bộ máy sẽ không tiến lên được. Triết lý này có vẻ tàn nhẫn nhưng
thực dụng và hiệu quả cao.
Dù hiện tại không
còn làm việc với người Nhật nữa, nhưng giai đoạn đó đã giúp tôi nhận thức rõ về
ý chí cũng như sự quyết liệt của họ, từ đó tự đề ra các nguyên tắc của riêng
mình. Một cá nhân sống không theo nguyên tắc nào thì không phải là họ đang sống
mà chỉ đang bám gửi cuộc sống này vào những người xung quanh mà thôi.
Nguồn : Tuan Nguyen VCCorp
Bài Học Thực Tế Tại Nhật Của Người Việt - Cách Thức Tuyệt Vời
Reviewed by Unknown
on
09:38:00
Rating:
Không có nhận xét nào: