Giải Pháp Cho Những Chiếc Máy Bay Khi Gặp Nạn - VnExpress Hiện Đại
Trong 2 năm vừa qua, có không ít các vụ tai nạn hàng không lớn nhỏ ập về liên tục với con số thương vong lớn. Điều này khiến các chuyên gia đặt ra nhiều giải pháp để giảm thiểu tối đa việc tai nạn hàng không không đáng có. Giúp cho mọi người có thể yên tâm khi lưu thông trên trời khi mà dịp tết sắp về với nhu cầu vô cùng lớn.
Nhiều nguồn tin trái chiều đưa ra để giải thích cho sự mất tích của chiếc máy bay này. Các giả thiết cho rằng có nhiều trường hợp có thể sảy ra.
Cụ thể :
1.Có bàn tay của CIA
Theo Telegraph, một trong những giả thuyết phổ biến nhất là nó đã đáp tại Diego Garcia, hòn đảo của Anh tại Ấn Độ Dương, nơi có căn cứ quân sự lớn của Mỹ.
He Xin, một blogger Trung Quốc, cho rằng việc MH370 mất tích là kết quả của một hoạt động do CIA thực hiện để giành quyền kiểm soát một số "người hay đối tượng đặc biệt" trên máy bay.
Trên MH370 có 20 nhân viên của công ty công nghệ Mỹ Freescale Semiconductor, sản xuất vi mạch cho các lĩnh vực khác nhau, gồm cả công nghiệp quốc phòng. 12 hai nhân viên trong số này đến từ Malaysia và 8 người từ Trung Quốc. Việc này dẫn đến đến suy đoán rằng họ nắm giữ bí mật công nghiệp quan trọng.
Ông Xin cho rằng phi cơ buộc phải hạ cánh tại Diego Garcia, điều này giải thích tại sao người nhà nạn nhân tin rằng điện thoại của những người trên chuyến bay vẫn đổ chuông vài giờ sau khi biến mất. MH370 có thể bị tháo dỡ trong một khoang chứa trước khi bị thiêu và đổ xác xuống biển. Tuy nhiên, ông không cung cấp được bằng chứng cho lập luận này.
2. Bị bắn rơi
Máy bay MH370 có thể bị bắn rơi trong cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Thái Lan ở Biển Đông. Giả thuyết này được củng cố trong một cuốn sách có tên "Bí ẩn chuyến bay MH370" của nhà văn Anh Nigel Cawthorne.
"Cuộc tập trận gồm các hoạt động trên mặt đất, trên biển và trên không, bao gồm các bài tập bắn đạn thật", ông Cawthorne viết và cho rằng máy bay có thể vô tình bị bắn hạ. Thân nhân của những người trên máy bay MH370 chỉ trích cuốn sách là hấp tấp và thiếu nhạy cảm.
Marc Dugain, cựu giám đốc điều hành hãng Proteus Airlines, cho rằng máy bay bị bắn rơi gần một căn cứ quân sự Mỹ trên đảo Diego Garcia, sau khi phải chuyển hướng bay đến khu vực này vì bị cướp quyền kiểm soát hệ thống máy tính.
Theo IBTimes, Dugain suy đoán rằng binh lính tại căn cứ của Mỹ ở Ấn Độ Dương sợ rằng chiếc phi cơ sẽ bị sử dụng như trong vụ khủng bố 11/9, do vậy, họ đã bắn hạ máy bay.
Một ngư dân kể lại rằng "chiếc máy bay khổng lồ, với vạch màu đỏ và xanh trên nền trắng" đã bay trên đầu người này, ngay sau khi MH370 biến mất vào ngày 8/3. Ngoài ra, một bình cứu hỏa rỗng từ chiếc máy bay mất tích đã được cư dân trên hòn đảo Baarah gần đó vớt từ dưới biển, ông Dugain nói.
Tuy nhiên, giới chức đã bác bỏ giả thuyết này. "Không có dấu hiệu cho thấy MH370 bay tại bất cứ nơi nào gần Maldives hay Diego Garcia. MH370 không đáp xuống Diego Garcia", một quan chức của Đại sứ quán Mỹ tại Malaysia nói.
3. Không tặc
Một số người cho rằng máy bay bị khủng bố khống chế, gần giống vụ khủng bố ngày 11/9 vào New York và Washington. Theo giả thuyết được lan truyền rộng rãi trên Internet này, MH370 không rơi mà trong thực tế đang được chuẩn bị để sử dụng cho một vụ khủng bố ngoạn mục.
Một trong những người ủng hộ giả thuyết này là Christopher Green từ nhóm Alternative Media Television. Trong video trên YouTube có gần 320.000 lượt xem, ông cho rằng một nhóm khủng bố hay thậm chí là một nhà nước bất hảo có thể đã cướp chuyến bay MH370 để đưa tới một nơi bí mật. Họ có thể đang "trang bị cho phi cơ một quả bom hạt nhân để chuẩn bị cho cuộc tấn công, có thể phá hủy và thổi bay một thành phố Mỹ".
Trong seri phim tài liệu NOVA của PBS, các chuyên gia cho rằng máy bay có thể bị cướp quyền kiểm soát từ xa, sử dụng một thiết bị có thể dễ dàng truy cập trên máy bay Boeing 777.
"Liệu không tặc có thể chiếm quyền kiểm soát máy bay mà không cần đặt chân vào trong buồng lái?", nhà báo kỳ cựu Miles O'Brien nói. "Việc này không dễ dàng, nhưng khả dĩ".
O'Brien tìm thấy video do một hãng hàng không Brazil sản xuất năm 2006, cho thấy vị trí chính xác của "buồng thiết bị điện tử" và cách vào bên trong. Việc này không quá khó khăn vì cửa sập ra vào thường không khóa.
Lối vào buồng thiết bị trên máy bay Boeing 777 trong phim tài liệu NOVA. Ảnh chụp màn hình |
Đoạn video cho thấy một phi công người Brazil mở cửa sập để vào gian này, nằm "ngay bên ngoài cửa buồng lái, gần khoang bếp trước". "Đó là một căn phòng riêng biệt. Nó rất lớn", cựu thành viên Ban An toàn Giao thông Quốc gia John Goglia mô tả.
Trong buồng có Thiết bị Truy cập Bảo trì Di động do đội bảo dưỡng sử dụng, có thể truy cập vào hệ thống máy tính điều khiển máy bay. Cần phải có kiến thức kỹ thuật cao mới có thể sử dụng thiết bị này, nhưng việc dùng nó để điều khiển máy bay là hoàn toàn có thể, nhà báo chuyên về hàng không Jeff Wise cho biết.
Không có quy định bắt buộc cửa vào buồng này phải được khóa, mặc dù Boeing có cung cấp một bộ khóa tùy chọn. Khi NOVA hỏi Malaysia Airlines rằng cửa sập trên MH370 có được khóa hay không, hãng hàng không từ chối đưa ra bình luận.
Thiết bị Truy cập Bảo trì Di động của máy bay Boeing 777 trong phim tài liệu NOVA. Ảnh chụp màn hình |
4. MH370 chính là MH17
Theo BBC, nhiều cuộc thảo luận trên các diễn đàn hàng không suy đoán rằng chiếc máy bay được cho là MH17 tại hiện trường vụ tai nạn ở Ukraine hồi tháng 7/2014 thực chất là MH370. Cả hai máy bay đều thuộc cùng một mẫu, tuy nhiên MH17 là phiên bản cũ hơn, từ năm 1997. Những người ủng hộ lập luận này dẫn chứng hình ảnh chụp mảnh vỡ từ hiện trường, cho thấy chiếc máy bay gặp nạn dường như là phiên bản đời mới.
"MH17 có một cửa sổ phụ cạnh cửa thứ hai bên tay phải, còn MH370 thì không. Xác máy bay tại hiện trường vụ tai nạn ở Ukraine cũng không có", một tài khoản trên diễn đàn viết. Còn có ý kiến cho rằng biểu tượng lá cờ Malaysia trên chiếc phi cơ bị rơi cũng xuất hiện ở sai vị trí.
Một lãnh đạo phiến quân thân Nga nói rằng người trên máy bay thực chất đã chết trước khi máy bay cất cánh. Với giả thuyết này, hộ chiếu được cho là cố tình đặt vào cạnh các thi thể.
Tuy nhiên, các blogger về hàng không khác bác bỏ luận điểm này, cho rằng những hình ảnh nói trên đã được chỉnh sửa. Họ cũng đặt ra câu hỏi làm sao có thể đánh cắp phi cơ chở 239 người và giấu kín nó trong 6 tháng? Liệu có thể tin được rằng chiếc phi cơ được nạp đầy xác chết, "thế thân" một chuyến bay khác của Malaysia Airlines, dự kiến từ Amsterdam đến Kuala Lumpur?
5. Bị người ngoài hành tinh bắt cóc
Theo The Week, 5% người Mỹ tin rằng chiếc máy bay bị người ngoài hành tinh bắt cóc, theo khảo sát của Reason.com. Theo một số blogger, trong thời gian gần đây, vật thể bay không xác định (UFO) xuất hiện khá nhiều lần tại Malaysia và đây là bằng chứng của sự can thiệp ngoài trái đất. Alexandra Bruce, từ Forbidden Knowledge TV, "chứng minh" sự liên quan của người ngoài hành tinh với vụ việc bằng phân tích từ dữ liệu radar. Bà tuyên bố một đoạn phim trên YouTube cho thấy sự hiện diện của một thứ "chỉ có thể gọi là UFO" trên bầu trời Malaysia. Tuy nhiên, giả thuyết này được nhiều người đánh giá là còn khá xa vời.
6. Phi công tự sát
"Chúng tôi biết chuyện gì xảy xa. Chỉ có một phương án duy nhất. Vụ việc do hành vi cố ý của một ai đó gây ra, có thể là cơ trưởng", David Learmount, biên tập viên về an toàn hàng không tại Flight Global nói.
Cơ trưởng Zaharie Ahmad Shah, 53 tuổi (bên trái) và phi công phụ Fariq Abdul Hamid, 27 tuổi, của máy bay Malaysia mất tích. Ảnh: NST. |
Một lời giải thích cho việc máy bay đột ngột biến mất có thể là phi công điều khiển tự sát và khiến phi cơ mất tích. Theo Mirror, các thám tử Malaysia phát hiện cơ trưởng Zaharie Ahmad Shah, 53 tuổi, không hề lên kế hoạch tương lai. Ông để trống nhật ký làm việc và hoạt động xã hội, không giống những người khác trong phi hành đoàn.
Khi được hỏi về lập luận này, John Brennan, người đứng đầu Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) nói rằng "không thể coi nhẹ bất kỳ giả thuyết nào".
Trong khi đó, Hugh Dunleavy, giám đốc thương mại của Malaysia Airlines, cho biết cơ trưởng là một phi công dày dạn kinh nghiệm với thành tích xuất sắc. "Chúng tôi không nhận thấy dấu hiệu bất thường trong hành vi hoặc thái độ của ông ấy" Dunleavy nói. "Chúng tôi không có lý do để tin rằng nội bộ phi hành đoàn đã khiến máy bay biến mất".
7. Hỏa hoạn
Một trong những giả thuyết phổ biến nhất là có một vụ hỏa hoạn giết chết tất cả người trên máy bay, nhưng đã cháy hết trước khi gây tổn hại đến vỏ ngoài phi cơ. Điều này giải thích lý do tại sao chiếc phi cơ lại bay tự động một quãng đường dài, chệch khỏi đường đi dự kiến.
Một nguồn tin hàng không cho rằng, nếu giả thiết này là đúng, máy bay có thể rơi xuống nước với vận tốc hơn 960 km/h sau khi trượt xuống từ độ cao hơn 10.600 m. "Chiếc máy bay không rơi xuống như một hòn đá, nó có thể trượt xuống từ độ cao hơn 10.600 m khoảng 10-12 phút sau khi hết nhiên liệu", người này nói.
"Nó có thể rơi xuống mặt nước với va chạm mạnh, như thể rơi xuống bề mặt bê tông. Không ai có thể sống sót. Có thể có một vụ nổ lớn, cánh máy bay gãy ra và thân phi cơ có lẽ đã chìm thẳng xuống đáy biển", nguồn tin suy đoán.
Có rất ít bằng chứng vững chắc về số phận MH370, vì vậy, rất khó để đưa ra lời giải thích thống nhất và thích đáng. Tuy nhiên, trong thời điểm này, vụ mất tích vẫn sẽ tiếp tục là mảnh đất màu mỡ cho các nhà lý luận, trừ khi mảnh vỡ máy bay được tìm thấy và bí ẩn được phơi bày trước ánh sáng.
Giải Pháp Cho Những Chiếc Máy Bay Khi Gặp Nạn - VnExpress Hiện Đại
Reviewed by Unknown
on
08:35:00
Rating:
Không có nhận xét nào: